Hệ thống gia đình và nghi lễ gia đình của người Hàn Quốc
Từ xưa người Hàn Quốc đã thấm nhuần suy nghĩ đón nhận ý kiến của bố mẹ và không được hành động sai lệch với ý của bố mẹ.Không chỉ vì bố và mẹ là gốc rễ của cuộc đời mình, đã nuôi mình khôn lớn mà vì bố mẹ đã tạo tiền đề cho cuộc sống của mình nên để báo đáp dù chỉ một phần ân huệ đó con cái luôn phải cố gắng báo hiếu bố mẹ mình
>>Xem thêm: Hình thức chào hỏi của người Hàn
1. Hệ thống gia đìnhKiểu và cách thức tạo nên gia tộc tuỳ vào thời kỳ và xã hội mà có những điểm khác nhau. ở Hàn quốc gia đình có nghĩa là một tập thể cùng ăn chung một nồi cơm, cùng ngủ chung dưới một mái nhà, có chung một dòng máu và cùng sống chung. Thế nhưng khái niệm được phân chia như thế cũng có khác nhau tuỳ vào thời đại. Từ xưa người Hàn Quốc đã thấm nhuần suy nghĩ đón nhận ý kiến của bố mẹ và không được hành động sai lệch với ý của bố mẹ.Không chỉ vì bố và mẹ là gốc rễ của cuộc đời mình, đã nuôi mình khôn lớn mà vì bố mẹ đã tạo tiền đề cho cuộc sống của mình nên để báo đáp dù chỉ một phần ân huệ đó con cái luôn phải cố gắng báo hiếu bố mẹ mình
Gia phả jokbo là văn tự ghi lại cho hậu thế các gyebo một cách trình tự. Trong gia phả chủ yếu ghi lại những công đức của tổ tiên, lịch sử gia văn và nội lực của dòng họ. Gia phả cứ 30 năm lại được nhữngngười đại diện dòng họ tu sửa mở rộng. Mỗi thế hệ được bố trí một khoang riêng, cùng chi nhánh thì được viết cùng khoang theo thứ tự, cứ có thêm một thế hệ mới thì lại một ô mới được điền vào. Điều này không chỉ có ý nghĩa để con cháu thông qua gia phả có thể biết gốc rễ của mình, không chỉ biết được mối quan hệ xa gần giữa họ hàng mà còn mang ý nghĩa làm sống lại và tiếp nối lịch sử tốt đẹp của gia đình. >> Xem thêm: Học tiếng Hàn qua âm Hán Việt một cách dễ dàng 2. Lễ nghi gia đìnhBaegil (bách nhật) là ngày thứ một trăm từ khi đứa trẻ chào đời, khi này người ta cũng tổ chức một bữa tiệc đơn giản. Ngày thứ 100 là ngày người ta mừng cho đứa trẻ đã vượt qua được những khó khăn ban đầu còn người mẹ thì bắt đầu lấy lại được sức khoẻ. Vào ngày bekil người ta hấp bánh đậu đỏ susupat hay baeksolgi, vì tin rằng nếu chia cho 100 người thì đứa trẻ sẽ lớn khôn một cách suôn sẻ nên họ chia bánh cho bà con hàng xóm. Nhà được nhận bánh thì cho tiền hoặc gạo hoặc chỉ khâu vào chiếc bát. Chỉ khâu mang nghĩa cầu chúc cho em bé sống lâu, gạo và tiền là mang nghĩa mong đứa bé trở thành người giàu có. Gwanlye là lễ thành niên dành cho các nam thanh niên tuổi từ 15 đến 20, người ta mặc cho họ sangtu( loại áo truyền thống)và đội những chiếc mũ cứng gat, sau lễ thành niên thì họ được đối xử như những người tuổi thành niên. Gyelye là lễ thành niên dành cho các em gái trên 15 tuổi hoặc các cô gái sắp đến tuổi kết hôn, người ta vấn tóc và cài trâm rẽ đầu ngôi cho các cô gái. ::Hôn lễ - Tổ tiên người Hàn Quốc cho rằng gái trai hết hôn với nhau trở thành vợ chồng là sự kết hợp giữa âm dương, là hợp với lẽ tự nhiên sáng tạo của vạn vật và vũ trụ. Từ thời Joseon con trai tầm 12 tuổi, con gái 16 tuổi đã kết hôn. Vì thế có nhiều trường hợp cô dâu nhiều tuổi hơn chú rể, và trong số những người nghèo, có chàng trai hơn 30 tuổi những vẫn không thể lấy vợ. Trong xã hội truyền thống có rất nhiều cuộc hôn nhân dựa trên sự sắp đặt của bố mẹ. Nhà chú rể gửi ‘saju’ đến nhà cô dâu. ‘saju’ mang nghĩa thời gian, ngày tháng năm sinh của một người, nếu nhà gái nhận được ‘saju’ thì sẽ định ngày kết hôn, và còn xem bói xem cung hợp của cô dâu và chú rể thế nào. Nếu ‘saju’ tốt và cung hợp hợp nhau thì sẽ quyết định hôn nhân và định ngày cưới. Về phía nhà chú rể thì trước đám cưới 2,3 ngày họ gửi lễ vật đến nhà cô dâu, lễ vật ấy được đựng trong chiếc rương được gọi là ‘gửi rương’ hay ‘nạp Hàn’. Lễ vật thường là nhẫn vàng hay vải vóc cho cô dâu. Ngày xưa chú rể đến nhà cô dâu và làm lễ ở đó. Một chiếc bàn được đặt giữa sân, trên bàn có đầu hai con ngỗng hoặc hai con gà trống mái được phủ miếng vải màu xanh và đỏ, chỉ xanh và chỉ đỏ, một lọ hoa cắm cành cây tre và cành thông, hai bát gạo trắng, hạt dẻ và táo đỏ, hoa quả tuỳ từng mùa và nến cũng được thắp trên đó. Màu xanh là màu bên cô dâu, màu hồng là màu bên chú rể. Ngỗng hoặc gà là mang nghĩa cầu mong vợ chồng sống với nhau cho tốt. Cành thông và tre là mang nghĩa hai người tin tưởng và dựa vững chắc vào nhau, hạt dẻ và táo đỏ là mang nghĩa mong họ sinh nhiều con trai và sống lâu. Hôn lễ được bắt đầu bằng việc cô dâu chú rể giao bái rồi cùng nhau uống rượu ba lần. Chú rể mặc bộ samogwandae cô dâu mặc wonsam đầu đội jokduri, trên mặt thì đánh dấu tròn đỏ wonji hoặc gotji cho đẹp. Sau hôn lễ thì đêm đầu tiên cô dâu chú rể ngủ ở nhà cô dâu. Sau ngày thứ 2, 3 ở nhà cô dâu thì chú rể rước cô dâu bằng kiệu về nhà mình, gọi là ‘tân hành’ hay ‘về nhà chồng’. Cô dâu về nhà chồng, mang những thứ mà mẹ đẻ đã gói chuẩn bị sẵn như táo đỏ, hạt dẻ, đồ nhậu khô đem ra mời bố mẹ chồng và các thành viên nhà chồng coi như là lời chào đầu tiên của người con dâu, cái này gọi là ‘pyebaek’ hay ‘sự đóng góp’. “pyebaek’ này ngày nay trong lễ cưới cách tân vẫn là thủ tục bắt buộc. Nhà chú rể đón dâu mới mở tiệc mời họ hàng và bà con hàng xóm. Qua quá trình này thì cô dâu bắt đầu cuộc sống mới với tư cách là con dâu, là một người vợ trong nhà. ::Hoegap - Đến tuổi 60 gọi là hoegap hay hwangap. Vào ngày hoegap một bàn tiệc to được sửa soạn, người lớn tuổi được đón hoegap ngồi cùng với chồng hoặc vợ mình để nhận quà tặng. Cũng có ý nghĩ là càng sửa soạn bàn tiệc to thì càng thể hiện được sự hiếu thảo. Hai vợ chồng đón hoegap ngồi trước bàn cỗ, các con trai con gái tuần tự rót rượu dâng lên bố mẹ. Và những người họ hàng vế dưới cũng lạy và dâng rượu họ. Những người thân quen cũng được mời rượu và chuyện trò vui vẻ. ::Jinkap và Jilsun - Đến tuổi 61 gọi là jinkap, vì đó là tuổi sau hoekap nên làm tiệc nhỏ. Còn khi 70 thì gọi là ‘kô hi’ (cổ hy) hay ‘thập tuần, con cháu cũng chuẩn bị tiệc to để chúc mừng bố hoặc mẹ sống lâu. ::Tang lễ - Tuỳ theo điều kiện sống, cấu thành gia đình và địa vị xã hội của người mất và tiến hành tang lễ 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày hay 9 ngày…và nó được tiến hành kính cẩn với cách thức trang nghiêm hơn bất cứ nghi lễ nào. Hết thời gian điếu văn được định sẵn, quan tài được đặt lên kiệu hoa để chuyển đến nghĩa trang. ảnh thờ của người quá cố được để lên trước, những người khóc mướn cầm những chiếc chuông nhỏ hát những bài hát buồn người ta hát theo họ và công kênh kiệu đến nghĩa trang. Sau khi hạ quan tài xuống vị trí đất đã đào sẵn thì đắp phần mộ. Sau một năm thì tiến hành giỗ đầu, sau 2 năm thì giỗ đại và mãn tang. Người đang có tang phải giữ lễ nghi với lòng hiếu độ nên phải cẩn thận trong cử chỉ lời ăn tiếng nói từ khi tiến hành tang lễ cho đến khi mãn tang. ::Tế lễ - Trong tế sự (jesa) có các loại như chalye và kije, chalye là việc tế sự vào sáng sớm ngày Lễ tết, gije là việc cúng người mất vào giờ Tỵ( khoảng từ 11h đến 1h đêm) Người ta nói nhiều là giỗ là gije, được tiến hành theo thủ tục của nho giáo. Thế nhưng tuỳ từng địa phương tuỳ từng nhà mà sự chuẩn bị và thủ tục ấy có khác nhau. Cách thức của ngày giỗ cho đến nay vẫn được tuân thủ một cách nghiêm túc và phức tạp. Khi đến ngày giỗ con cháu cùng sum họp để ngợi ca âm đức của tổ tiên, cùng chia sẻ niềm tự hào với tư cách cùng là bậc con cháu, cùng giúp đỡ nhau những việc khó khăn, dựa vào nhau để tiến lên, đấy chính là cách sống đáng quí của người Hàn. 3. Tên gọi của người Hàn QuốcTên của người Hàn Quốc thường gồm ba chữ Hán, được phát âm thành ba âm tiết tiếng Hàn. Chữ đầu tiên là họ, hai chữ còn lại là tên. Tuy nhiên, truyền thống này không còn giữ nguyên. Tất nhiên, đa số người Hàn vẫn tuân theo tập tục này, nhưng ngày càng có nhiều người đặt tên cho con cái của họ chỉ bằng chữ Hàn, không thể viết sang chữ Hán. Riêng họ của mỗi người vẫn không thay đổi trong hầu hết các trường hợp. Các thay đổi chủ yếu là với tên gọi. Có khoảng 300 họ khác nhau ở Hàn Quốc, nhưng có một số ít họ phổ biến chiếm đa số trong số dân Hàn Quốc. Những họ phổ biến nhất phải kể đến Kim, Lee, Park hay Pak, An, Jang, Jo hay Cho, Choe hay Choi, Jong hay Cheong, Han, Gang hay Kang, Yu hay Yoo và Yun hay Yoon. Người phụ nữ Hàn Quốc không đổi họ theo họ chồng sau khi thành hôn, khác với việc khi người Mỹ gọi " Bà Smith" (Mrs. Smith) thì có nghĩa bà ấy là vợ của một người đàn ông họ Smith. Ở Hàn Quốc, khi một người phụ nữ tự giới thiệu mình là "cô Kim" (Mrs. Kim) thì có nghĩa là Kim là họ khai sinh của cô ấy. Một số phụ nữ tự nhận họ của mình theo họ của người chồng, nhưng điều này rất ít khi xảy ra. Người Hàn Quốc không thích gọi người khác theo tên chỉ trừ trường hợp là bạn bè thân thiết. Ngay cả anh chị em ruột đối với nhau, người ít tuổi cũng không nên gọi người lớn tuổi bằng tên, mà nên gọi là eonni, có nghĩa là "chị" hoặc oppa, có nghĩa là "anh".
Gia Trí tổng hợp
|
|
|
TIN LIÊN QUAN
Là một đất nước có gạo và ngũ cốc là loại lương thực chủ đạo, thật thiếu sót khi không kể đến bộ sưu tập bánh gạo Hàn...
Hãy để Phuong Nam Education lí giải giúp bạn quá trình phát triển và sự ảnh hưởng của văn hóa Hallyu tại Việt Nam.
Cùng Phuong Nam Education khám phá điểm thu hút khách du lịch từ những khu chợ truyền thống Hàn Quốc.
Tiếp theo, đây là những món ăn cực ngon ở Hàn mà bạn cần biết để thử nếu có dịp đến viếng thăm.
TIN NỔI BẬT
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán | Quy định chung
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp.
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG