Hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc
Hanbok (한복) là trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Bộ trang phục này có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng, các đường kẻ đơn giản và không có túi. Dù tên gọi của nó là Hàn phục (Hanbok), nhưng Hanbok chỉ đề cập đến trang phục của triều đại Joseon và được mặc như là trang phục chính thức trong các lễ hội truyền thống. Hanbok ngày nay không được may chính xác theo như phong cách của triều đại Joseon mà đã có một số thay đổi để phù hợp với đời sống hiện đại.
Trong lịch sử, ở Hàn Quốc có hai bộ Hàn phục. Giai cấp quý tộc sử dụng một loại trang phục khác may theo kiểu cách nước ngoài (theo kiểu Trung quốc). Trong khi đó, người dân thường mặc bộ trang phục bản địa ngày nay được biết đến với tên gọi là Hanbok
>> Xem thêm: Hình thức chào hỏi của người Hàn
Hanbok gồm hai loại dành cho nữ và nam. Hanbok của phụ nữ gồm jeogori (áo khoác ngoài) và chima (váy dài). Hanbok cho nam giới cũng có jeogori và baji (quần ống rộng có túi).
Jeogori (저고리) là phần áo ngoài của Hanbok và được dùng bởi cả nam và nữ giới. Nó bao phủ phần cánh tay và phía trên của cơ thể. Cấu tạo cơ bản của jeogori bao gồm gil, git, dongjeong, goreum và phần tay áo. Gil là phần lớn nhất của chiếc áo và bao phủ phần phía trước và phía sau cơ thể. Git là dải lụa trang trí cho cổ áo. Dongjeong là phần cổ áo màu trắng có thể tháo rời đặt phía trên git. Goreum là sợi dây thắt lưng của jeogori. Jeogori cho nữ giới có thể có thêm kkeutdong, một loại cổ tay áo khác màu. Có hai loại jeogori đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy. Một loại được tìm thấy trong lăng mộ Yangcheon Heo Clan có niên đại 1400-1450, trong khi loại jeogori còn lại được tìm thấy bên trong một bức tượng phật ở đền Sangwonsa có niên đại vào thập kỷ 60.
Hình dáng của jeogori đã thay đổi khá nhiều qua thời gian. Trong khi jeogori của nam giới hầu như không thay đổi thì trang phục jeogori của nữ giới trở nên ngắn hơn trong suốt triều đại vua Joseon, trở nên ngắn nhất vào cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, do tác động của cuộc cải cách và tính hữu dụng, jeogori dành cho nữ giới ngày nay dài hơn của nam giới. Tuy nhiên, áo jeogori vẫn dài trên thắt lưng. Theo truyền thống, goreum thì ngắn và hẹp, tuy nhiên goreum hiện đại thì khá dài và rộng.
Chima (치마) là tên gọi của váy truyền thống (và cũng là các loại váy nói chung). Lớp váy trong có tên là sokchima. Những người phụ nữ thời Goguryo mặc váy chima trước và áo jeogori ở bên ngoài, phủ lên trên thắt lưng. Váy được may từ vải hình chữ nhật có nếp gấp. Phần đai áo sẽ giúp cho váy quấn quanh cơ thể.
Sokchima được may theo cách tương tự như váy ngoài. Cho đến đầu thế kỷ 20 khi đai áo được thêm vào và biến đổi thành áo lót không tay hay là váy lót. Khoảng giữa thế kỷ 20, một số loại chima khoác bên ngoài được mặc cùng với áo lót không tay và khoác bên ngoài bởi jeogori.
Baji (바지) là tên gọi của quần ống rộng truyền thống. Từ này cũng được dùng để chỉ các loại quần nói chung ở Hàn Quốc ngày nay.
Po (포) là từ nói đến áo choàng ngoài, dành cho nam giới từ thời kỳ Goryeo cho tới thời kỳ Joseon. Durumagi là các loại áo Po khác nhau được mặc để tránh rét. Po được mặc ngoài jeogori và baji và còn có tên gọi là jumagi, juchaui hay là juui.
Jokki (조끼) là một loại vest trong khi magoja là tên gọi một loại áo khoác bên ngoài. Mặc dù jokki và magoja được sáng tạo ra vào cuối triều đại Joseon khi mà văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Hàn Quốc, những loại áo này vẫn được coi là một phần của trang phục truyền thống. Mỗi loại áo trên được mặc bên ngoài jeogori tạo sự ấm áp và phong cách. Magoja ban đầu là thiết kế của thời Mãn Châu nhưng đã được giới thiệu đến Hàn Quốc sau khi Heungseon Daewongun, cha đẻ của Vua Gojong trở về từ cuộc lưu đày ở Mãn Châu vào năm 1887. Magoja bắt nguồn từ từ magwae có nghĩa rằng ông mặc vào thời gian đó để tránh thời tiết lạnh của vùng. Loại áo này giúp giữ ấm cơ thể và mặc khá dễ dàng. Do vậy magoja đã trở nên phổ biến tại Hàn Quốc. Nó cũng được gọi là "deot jeogori" (nghĩa là "áo mặc bên ngoài jeogori"), hay là magwae.
Magoja (마고자) không có git, một loại vải dùng để trang trí cổ áo và goreum (dây buộc), khác với jeogori và durumagi (áo choàng). Magoja ban đầu là một loại áo nam, nhưng sau đó đã trở thành loại áo dùng cho 2 giới. Magoja cho nam giới đã có seop (섶, dây phủ bên ngoài mặt trước) và dài hơn magoja cho phụ nữ, để hai mặt của phần dưới áo được mở ra. Magoja được làm bằng lụa và được trang trí với một hoặc hai nút mà thường được làm từ hổ phách. Magoja nam, các nút được đính vào phía bên phải, trái với magoja của phụ nữ.
Đầu tiên phụ nữ mặc magoja trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là người Kaeseong mặc nó rất thường xuyên. Nó được may từ vải lụa và có màu trung tính để hài hoà với các loại trang phục khác như jeogori và chima.
>> Xem thêm: Học tiếng Hàn qua bài hát 3 con gấu
Trước thời đại Joseon
Trang phục Hanbok bắt nguồn từ sự sử dụng rộng rãi của quần áo du mục trong nền văn hóa Scytho-Siberian của miền bắc châu Á trong thời kỳ cổ đại. Những bằng chứng sớm nhất chứng tỏ sự tồn tại của trang phục này ở miền Bắc châu Á có thể được tìm thấy trong khu mộ của người Hung Nô ở Noin Ula ở miền bắc Mông Cổ, và bằng chứng sớm nhất về thiết kế cơ bản của Hanbok có thể bắt nguồn từ bức tranh trên tường cổ xưa của Goguryeo.
Được bắt nguồn từ miền bắc châu Á, Hanbok được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển và kết hợp nhiều hoa văn khác nhau. Từ thời kỳ này, bắt đầu hình thành cấu trúc cơ bản của Hanbok bao gồm áo jeogori, quần baji và váy chima. Quần ngắn và ôm sát người, áo khoác dài đến eo được sử dụng bởi cả đàn ông và phụ nữ trong những năm đầu của thời kỳ Tam Quốc. Những nét thiết kế cơ bản này của Hanbok vẫn còn lưu giữ lại cho đến ngày nay.
Đến cuối thời Tam Quốc, những người phụ nữ quý tộc mới bắt đầu mặc áo khoác dài tới ngang hông (được thắt lại ở eo) và váy dài phủ kín chân, còn đàn ông quý tộc thì mặc quần rộng, bo lại ở mắt cá chân và áo chẽn có thắt lưng ở eo.
Mặc dù Hanbok ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nước ngoài, nhưng trang phục của Mông Cổ đã làm thay đổi một số nét của Hanbok. Sau khi triều đại Goryeo (918-1392) ký kết hiệp ước hòa bình với đế quốc Mông Cổ vào thế kỷ 13, công chúa Mông Cổ làm dâu một gia đình hoàng gia của Hàn Quốc đã mang theo những bộ trang phục của Mông Cổ rất thông dụng trong đời sống. Do chịu ảnh hưởng của những trang phục này, váy chima trở nên ngắn hơn, và jeogori được kéo lên phía trên thắt lưng và thắt ở ngực với dây vải dài và rộng, goruem và tay áo được uốn hơi cong. Tuy nhiên giao lưu văn hóa không chỉ theo một chiều. Văn hoá Hàn Quốc cũng đã có ảnh hưởng đáng kể với nước Mông Cổ, có thể thấy trang phục Hanbok được sử dụng bởi giới quý tộc, hoàng hậu và phi tần của triều đình Mông Cổ.
Thời kỳ giữa và sau triều đại Joseon
Trong triều đại Joseon, quần áo của phụ nữ có xu hướng rộng hơn, như được thấy trên các bức tranh tường ở ngôi mộ của Bak Ik (1332-1398). Tuy nhiên, vào thế kỷ 16, jeogori trở nên ngắn hơn đến thắt lưng, và trở nên vừa vặn hơn.
Hanbok ngày nay về cơ bản giống như Hanbok mặc trong triều đại Joseon, nó đã trải qua nhiều thay đổi và trở thành trang phục truyền thống của Hàn Quốc.
Học tiếng Hàn Quốc
a. Chất liệu :
Do điều kiện thời tiết đa dạng, quần áo được làm từ những chất liệu khác nhau như sợi gai, coton, lụa, và xa tanh. Khi thời tiết lạnh giá, chất liệu làm hanbok sẽ dày dặn hơn, có thể nhồi thêm lông như ở khu vực phía Bắc. Vào mùa hè, người ta sử dụng chất liệu mỏng và thoáng mát. Đặc biệt vào mùa thu, rất nhiều phụ nữ thích mặc quần áo làm từ lụa tơ mỏng bởi vì khi chuyển động, quần áo sẽ phát ra tiếng sột soạt giống như âm thanh khi dẫm lên lá khô.
b. Màu sắc :
Màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng, lòng chính trực và là màu sắc được sử dụng nhiều nhất cho Hanbok. Giai cấp, tầng lớp quý tộc có thể mặc trang phục pha thêm các màu đỏ, vàng, xanh và đen. Những màu này tượng trưng cho năm thành tố trong vũ trụ (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ ). Chất liệu để nhuộm làm từ các nguyên liệu tự nhiên như hoa hoặc vỏ cây.
c . Hanbok ngày nay :
* Hanbok trẻ em : Vào ngày thường, quần áo cho trẻ thường được thiết kế để giữ ấm. Vào ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ, các bậc cha mẹ sẽ mặc cho con mình những bộ quần áo có màu sắc sặc sỡ. Ngày nay nhiều gia đình vẫn giữ được truyền thống này.
Trang phục Hanbok cho trẻ bao gồm áo vét dài màu xanh (cheonbok) mặc ra ngoài áo durumangi và đi kèm với mũ đen có dải sau. Những từ ngữ và biểu tượng liên quan đến đứa trẻ sẽ được thêu lên trên vải. Ban đầu, trang phục này chỉ dành cho con trai của tầng lớp quý tộc (yangban). Về sau, trang phục này được dùng cho mọi tầng lớp và cho cả các bé gái nhưng kiểu may lại khác nhau.
* Hanbok cho nam giới : Áo trên của Hanbok cho nam giới thường dài hơn của nữ, có thể kéo dài xuống tận eo hoặc thấp hơn. Giống Hanbok cho nữ, Hanbok cho nam cũng có một dải băng thắt ở trước ngực.
Quần Baji ban đầu có ống hẹp để thuận tiện cho việc cưỡi ngựa và săn bắn. Tuy nhiên, khi nghề nông phát triển thì ống quần trở nên rộng hơn để phù hợp cho việc đồng áng. Quần ống rộng cũng khiến cho người mặc thoải mái hơn khi ngồi trên sàn thay vì quần ống hẹp.
* Hanbok cho nữ giới : Chogori thường dùng cho nữ giới đã thay đổi rất nhiều cho đến nay. Kiểu dáng ban đầu của Chogori dài tới hông và được thắt lại ở phần eo. Đến cuối triều Joseon (1392-1910) kiểu áo này chỉ dài tới khuỷu tay với phần vạt áo trước phủ trước ngực. Dongchong là phần viền giúp làm nổi bật cổ của người phụ nữ. Giống như kiểu dáng của nam, dongchong được buộc ngang phần ngực.
Chima là váy có hình chữ nhật hoặc hình ống với phần đai xếp nếp. Nó được thắt ở phía trên ngực với dải băng dài. Kiểu váy này che phủ kín cơ thể, do đó che giấu được dáng người của phụ nữ. Điều này là do ảnh hưởng của xã hội Nho giáo.
TIN LIÊN QUAN
Là một đất nước có gạo và ngũ cốc là loại lương thực chủ đạo, thật thiếu sót khi không kể đến bộ sưu tập bánh gạo Hàn...
Hãy để Phuong Nam Education lí giải giúp bạn quá trình phát triển và sự ảnh hưởng của văn hóa Hallyu tại Việt Nam.
Cùng Phuong Nam Education khám phá điểm thu hút khách du lịch từ những khu chợ truyền thống Hàn Quốc.
Tiếp theo, đây là những món ăn cực ngon ở Hàn mà bạn cần biết để thử nếu có dịp đến viếng thăm.
TIN NỔI BẬT
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán | Quy định chung
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp.
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG