Phong trào làng mới Saemaeul ở Hàn quốc

Mục lục bài viết

    Cùng với “Loạn Trung Nhật Ký”, các tài liệu ghi chép về Phong trào làng mới Saemaeul vào những năm 1970 cũng đã vinh dự có mặt trong danh sách Ký ức Thế giới. Trưởng nhóm Im Jong-hwan của Trung tâm Phong trào làng mới Saemaeul Hàn Quốc cho biết : "Có thể gọi Phong trào làng mới Saemaeul là “phong trào sống tốt”, cả về vật chất lẫn tinh thần. Mà không chỉ có bản thân mình sống tốt, mọi người xung quanh cũng cùng sống tốt. Phong trào được khởi xướng tháng 4/1970 và bắt đầu được áp dụng rộng khắp tại các vùng nông thôn một năm sau đó. Vào thời điểm bấy giờ thì bài toán hóc búa nhất là làm sao để mọi người cải thiện cuộc sống và thoát khỏi đói nghèo." Trải qua những năm cùng cực dưới ách đô hộ của thực dân Nhật, Hàn Quốc cuối cùng cũng được giải phóng vào năm 1945. Tuy nhiên, sau đó, đất nước lại rơi vào cảnh hai miền Nam-Bắc giao tranh, toàn dân tiếp tục trải qua những ngày tháng nghèo đói cho đến lúc Phòng trào làng mới Saemaeul được chính phủ phát động. Trưởng nhóm Im Jong-hwan giải thích : "Hồi đó, Chính phủ cung cấp cho khoảng 3.000 ngôi làng ở vùng nông thôn Hàn Quốc, mỗi làng 335 bao xi măng miễn phí để người dân dùng vào mục đích cải thiện môi trường sống còn nhiều khó khăn." 

    >> Xem thêm: Học tiếng Hàn mỗi ngày qua báo chí


    Theo như lời giải thích của Trưởng nhóm Im Jong-hwan, khi môi trường sống được cải thiện, điều kiện sinh hoạt trở nên dễ chịu thì tự nhiên người dân sẽ hào hứng hơn trong công việc và bắt đầu quan tâm đến việc tăng thu nhập. Trưởng nhóm Im Jong-hwan nói rõ hơn : "Chỉ cải thiện môi trường sống thôi là chưa đủ, quan trọng là người nông dân phải có được thu nhập trực tiếp và vì thế mà phải tính toán làm sao để tăng thu nhập. Trước đây, họ chỉ thâm canh lúa gạo và lúa mạch. Phong trào vận động Saemaeul giới thiệu cho người nông dân cách luân canh và trồng kết hợp nhiều loại nông sản. Nông dân cũng quan tâm đến các loại cây lương thực đặc dụng khác. Tiến bộ nhất là người làm nghề nông đã biết trồng trọt trong nhà kính để có các loại rau quả tươi ngon dùng trong mùa đông. Các hình Hàn chăn nuôi cũng xuất hiện đa dạng hơn. Nhờ thế mà thu nhập của người nông dân ngày một tăng cao. Đến năm 1974, thu nhập của nông dân đã cao hơn so với người lao động thành thị." 

     

    Phong trào làng mới Saemaeul ở Hàn quốc
    Phong trào làng mới Saemaeul ở Hàn quốc

     

    Nhiều chương trình giáo dục nhận thức đã được tiến hành nhằm cải thiện nhận thức của người nông dân, những người luôn xem nghèo đói là cái nghiệp của mình. Trưởng nhóm Im Jong-hwan nói tiếp : "Phong trào kêu gọi mọi người sống và làm việc theo tinh thần “Cần cù - Nỗ lực - Hợp tác” là một trong số các chương trình đó. Vào thời ấy, phụ nữ đóng vai trò lớn ở các vùng nông thôn và họ trở thành những người đi đầu trong phong trào Saemaeul. Họ tiết kiệm lúa gạo để gây quỹ cho các hoạt động của làng xã về sau. Họ cũng có công rất lớn trong việc hạn chế các trận cãi vã do say rượu cũng như đẩy lùi nạn trộm cắp. Ngoài ra, còn có nhiều phong trào khác như phong trào lắp đặt cống rãnh, phong trào thu gom phế liệu…" Nhờ sự đồng tâm hiệp lực của Chính phủ và người dân mà Hàn Quốc đã xóa đói giảm nghèo. Có thể xem Phong trào làng mới Saemaeul là một mốc son đáng nhớ trong lịch sử hiện đại của đất nước. Nó cũng chính là nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng và được xếp vào nhóm 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay.

    >> Xem thêm: Loạn Trung nhật ký - Nhật ký chiến tranh của Đô đốc Yi Sun Shin

    Những tài liệu về Phong trào làng mới Saemaeul được UNESCO công nhận lần này là các tài liệu, văn bản ghi chép từ năm 1970 đến năm 1979. Trưởng nhóm Im Jong-hwan cho biết : "Do Phong trào được Chính phủ chỉ đạo nên có rất nhiều tài liệu liên quan được ban hành. Tổng cộng có sáu loại tài liệu bao gồm: 288 văn bản do Văn phòng thư ký Tổng thống ban hành, kể cả bài phát biểu của Tổng thống lúc đó là ông Park Chung-hee, biên bản kế hoạch và báo cáo; 4.199 văn bản, tài liệu, hình ảnh do Chính phủ Trung ương và địa phương ban hành; 160 thư từ, giấy chứng nhận của các cá nhân và đoàn thể; 750 quy ước làng xã, biên bản hội họp, bản kế hoạch kinh doanh của các làng tham gia Phong trào; 4.042 thư từ, ghi nhận thành tích của những tấm gương thành công và 2.645 tài liệu giới thiệu, giảng dạy, ghi âm, danh sách học viên do Trung tâm tập huấn cán bộ nòng cốt của Phong trào làng mới Saemaeul ban hành."

    Với việc được đưa vào danh sách Ký ức Thế giới, Phong trào đã được công nhận như một mô hình mẫu mực của việc xóa đói giảm nghèo. Mô hình này hiện đang được áp dụng tại các nước đang phát triển ở châu Phi và châu Á để tiếp tục thắp lên ngọn lửa hy vọng cho những người còn khó khăn. Mỗi năm, có rất nhiều chuyên gia của các nước này được cử sang Hàn Quốc để học tập và trao đổi kinh nghiệm. Trưởng nhóm Im Jong-hwan của Trung tâm Phong trào làng mới Saemaeul Hàn Quốc cho biết : "Các nước đang phát triển đã và đang tiếp nhận Phong trào rất nhiệt tình. Đã có trên 55.000 người đến từ 132 quốc gia được cử sang Hàn Quốc học tập. Lãnh đạo các nước mà gần đây là Tổng thống Myanmar hay Tổng thống Uganda đã ghé thăm Trung tâm và bàn bạc về phương án hợp tác. Hiện đã có những tín hiệu, thành quả đáng mừng từ các nước châu Á và châu Phi như Mông Cổ, Nepal, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Uganda và Tanzania, những nơi đang áp dụng mô hình của chúng ta.."

    Với việc “Loạn Trung Nhật Ký” và các tài liệu ghi chép về Phong trào làng mới Saemaeul được công nhận là di sản văn hóa thế giới, xét về mặt thời đại thì Hàn Quốc đã có hai thư tịch thuộc thời Goryeo (thế kỷ 10-14), bảy thư tịch thuộc thời Joseon (thế kỷ 15-20) và hai thư tịch thuộc thời hiện đại nằm trong danh sách này. Với con số 11, Hàn Quốc là nước có số lượng thư tịch được công nhận đứng thứ năm toàn cầu và đứng đầu châu Á. Qua đó có thể khẳng định, đất nước này là một cường quốc thế giới về vốn di sản thư tịch mang giá trị vĩnh cửu. 

     

    Theo KBS World

    TIN LIÊN QUAN

    Bánh gạo Hàn Quốc - Cốt lõi nền ẩm thực đa sắc xứ Hàn
    03 THÁNG 11 Bánh gạo Hàn Quốc - Cốt lõi nền ẩm thực đa sắc xứ Hàn

    Là một đất nước có gạo và ngũ cốc là loại lương thực chủ đạo, thật thiếu sót khi không kể đến bộ sưu tập bánh gạo Hàn...

    Làn sóng Hallyu và sự ảnh hưởng của nó tại Việt Nam
    17 THÁNG 09 Làn sóng Hallyu và sự ảnh hưởng của nó tại Việt Nam

    Hãy để Phuong Nam Education lí giải giúp bạn quá trình phát triển và sự ảnh hưởng của văn hóa Hallyu tại Việt Nam.

    Khám phá 5 khu chợ nổi tiếng ở Seoul, Hàn Quốc
    17 THÁNG 09 Khám phá 5 khu chợ nổi tiếng ở Seoul, Hàn Quốc

    Cùng Phuong Nam Education khám phá điểm thu hút khách du lịch từ những khu chợ truyền thống Hàn Quốc.

    29 món ăn ngon nhất ở Hàn Phần 2
    24 THÁNG 08 29 món ăn ngon nhất ở Hàn Phần 2

    Tiếp theo, đây là những món ăn cực ngon ở Hàn mà bạn cần biết để thử nếu có dịp đến viếng thăm.

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    https://zalo.me/2229605603187256482