Học tiếng Hàn bảng chữ cái nhanh và dễ hiểu nhất
Để học tiếng Hàn giỏi bạn phải có xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc từ ban đầu. Và bảng chữ cái Hangeul chính là một trong những viên gạch quan trọng xây nên nền tảng đó.
Học tiếng Hàn bảng chữ cái là một trong những bước đi quan trọng đầu tiên mà bạn phải chinh phục. Học bảng chữ cái tiếng Hàn không hề khó, vì hệ thống chữ tiếng Hàn có một số từ phát âm tương tự với tiếng Việt của chúng ta. Tuy cách viết các ký tự trong tiếng Hàn khác biệt hoàn toàn với tiếng Việt (vì chữ tiếng Việt thuộc hệ thống chữ Latinh, còn chữ tiếng Hàn thuộc hệ thống chữ viết tượng hình), nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì hầu hết các ký tự đều khá dễ viết. Khi học bảng chữ cái, bạn đừng nghĩ chỉ cần thuộc và ghi nhớ các mặt chữ là đủ, cần chú ý khi học tiếng Hàn bằng phiên âm nữa nhé.
Các nguyên âm và phụ âm tiếng Hàn gộp lại thành hệ thống chữ Hangeul của người Hàn Quốc. Đây là hệ thống chữ viết do vua Sejong cùng một số học giả vương triều phát minh vào năm 1443 sau Công nguyên. Trước khi Hangeul ra đời, người Hàn Quốc không có hệ thống chữ viết riêng của mình mà họ đã mượn các ký tự chữ Hán trong hệ thống chữ của người Trung Quốc. Hệ thống chữ Hán khá phức tạp nên đã gây không ít khó khăn cho người bình thường trong việc đọc và viết. Nhận thấy sự bất tiện trong người dân về hệ thống chữ viết, vua Sejong đã phát minh ra Hangeul nhằm mục đích giúp mọi người thuộc mọi tầng lớp ai cũng có thể sử dụng tiếng Hàn.
Ban đầu bộ chữ Hangeul gồm có 11 ký tự phụ âm và 17 ký tự nguyên âm, nhưng về sau sử dụng 21 nguyên âm và 19 phụ âm, được dùng cho đến ngày nay. Tổng cộng có 40 ký tự trong bảng chữ cái Hangeul bao gồm nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm đơn, phụ âm đôi.
Học tiếng Hàn bảng chữ cái nhanh và dễ hiểu nhất
Học bảng chữ cái Hàn Quốc là tiền đề quan trọng giúp bạn học tốt những kỹ năng như đọc, viết, đồng thời bổ trợ cho các kỹ năng nghe, nói. Học tiếng Hàn phát âm chuẩn là một trong những phần bạn không được bỏ qua nếu muốn học nâng cao về sau. Để có thể giao tiếp tốt tiếng Hàn, trước tiên cần phát âm đúng, phát âm chuẩn ngay từ những ký tự đơn giản trong bảng chữ cái. Hãy học và luyện phát âm những ký tự tiếng Hàn đã được phiên âm sau đây nhé.
1. Hệ thống ký tự nguyên âm (모음)
Thứ tự: nguyên âm tiếng Hàn . phát âm . phiên âm tiếng Việt
- 1) ㅏ . |a| . a
- 2) ㅑ . |ya| . ya
- 3) ㅓ . |o| . ơ
- 4) ㅕ . |yo| . yơ
- 5) ㅗ . |o| . ô
- 6) ㅛ . |yo| . yô
- 7) ㅜ . |u| . u
- 8) ㅠ . |yu| . yu
- 9) ㅡ . |ui| . ư
- 10) ㅣ . |i| . i
- 11) ㅐ . |ae| . ae
- 12) ㅒ . |jae| . yae
- 13) ㅔ . |e| . ê
- 14) ㅖ . |je| . yê
- 15) ㅘ . |wa| . wa
- 16) ㅙ . |wae| . wae
- 17) ㅚ . |we| . oe
- 18) ㅝ . |wo| . wo
- 19) ㅞ . |we| . we
- 20) ㅟ . |ü/wi| . wi
- 21) ㅢ . |i| . ưi
2. Hệ thống các ký tự phụ âm (자음)
Thứ tự: Phụ âm tiếng Hàn . Phát âm, cách đọc . Phiên âm tiếng Việt
- 1) ㄱ . 기역 |gi yơk| . k, g
- 2) ㄴ . 니은 |ni ưn| . n
- 3) ㄷ . 디귿 |di gưt| . t, d
- 4) ㄹ . 리을 |ri ưl| . r, l
- 5) ㅁ . 미음 |mi ưm| . m
- 6) ㅂ . 비읍 |bi ưp| . p, b
- 7) ㅅ . 시옷 |si ột| . s, sh
- 8) ㅇ . 이응 |i ưng| . ng
- 9) ㅈ . 지읒 |chi ưt| . ch
- 10) ㅊ . 치읓 |ch`i ưt| . ch’
- 11) ㅋ . 키읔 |khi ưt| . kh
- 12) ㅌ . 티읕 |thi ưt| . th
- 13) ㅍ . 피읖 |phi ưp| . ph
- 14) ㅎ . 히읗 |hi ưt| . h
- 15) ㄲ . |sang ki yơk| . kk
- 16) ㄸ . |sang di gưt| . tt
- 17) ㅃ . |sang bi ưp| . pp
- 18) ㅆ . |sang si ột| . ss
- 19) ㅉ . |sang chi ột| . jj
Cách viết: Tương tự như tiếng Việt các chữ và âm tiết trong tiếng Hàn được tạo thành bằng cách ghép nối các phụ âm và nguyên âm lại với nhau. Vị trí của nguyên âm trong một âm tiết phụ thuộc vào nó là âm dọc hay âm ngang.
Ví dụ:
1. ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅣ là những nguyên âm dọc, cách viết là phải viết ở bên phải phụ âm đầu tiên trong âm tiết.
- ㄴ + ㅏ => 나 (đọc là: na)
- ㅈ + ㅓ => 저 (đọc là: chơ)
2. ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ là những nguyên âm ngang, cách viết là viết ngay bên dưới phụ âm đầu tiên của một âm tiết.
- ㅅ + ㅗ => 소 (đọc là: sô)
- ㅂ + ㅜ => 부 (đọc là: bu)
3. Phụ âm ㅇ được viết vào khi không có âm phụ nào được tạo bởi vị trí đầu tiên. Khi đó, ㅇ trở thành âm câm và đóng vai trò là ký tự làm đầy. Vì vậy 이 được phát âm giống như ㅣ, còn 으 được phát âm giống như ㅡ.
2. Phụ âm cuối: trong tiếng Hàn các âm tiết phải được hình thành bởi sự kết hợp giữa các nguyên âm và phụ âm.
* Các phụ âm ở vị trí cuối cùng được gọi là phụ âm cuối hay còn được gọi là batchim (받침)
Ví dụ: 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 thì những phụ âm cuối là như:ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ.
* Bất kỳ phụ âm nào cũng có thể làm phụ âm cuối, nhưng chỉ có 7 âm có thể được phát ra từ các âm tiết:
- ㄱ, ㅋ, ㄲ đọc là |-k|
- ㄴ đọc là |-n|
- ㄷ, ㅅ, ㅈ, ㅊ, ㅌ, ㅎ, ㅆ đọc là |-t|
- ㄹ đọc là |-l|
- ㅁ đọc là |-m|
- ㅂ,ㅍ đọc là |-p|
- ㅇ đọc là [-ng]
Cách viết:
- 1. ㅎ +ㅏ + ㄱ tạo thành 학
- 2. ㄱ + ㅏ + ㄴ tạo thành 간
- 3. ㅇ + ㅗ + ㄹ tạo thành 올
- 4. ㄷ + ㅏ + ㄹ + ㄱ tạo thành 닭
- 5. ㄲ + ㅗ + ㅊ tạo thành 꽃
- 6. ㅇ + ㅣ + ㅆ tạo thành 있
- 7. ㅇ + ㅓ + ㅂ + ㅅ tạo thành 없
Học tiếng Hàn phát âm bảng chữ cái
3. Quy tắc nối phụ âm của từ trước với nguyên âm của từ sau:
Ví dụ:
• 발음 ta nối phụ âm ㄹ + 음 => 름 (bỏ âm ㅇ đi), cách đọc là (바름 – ba rưm)
• 이것은 ta cũng nối phụ âm ㅅ + 은 => 슨 (bỏ âm ㅇ đi), cách đọc là (이거슨 – i kơ sưn)
4. Một số câu giao tiếp cơ bản
tiếng Việt . tiếng Hàn . |phiên âm|
- 1) Đúng, Vâng . 네.(예.) . |Ne.(ye.)|
- 2) Không . 아니오 . |Anio|
- 3) A lô (khi nghe điện thoại) . 여보세요 . |Yeoboseyo|
- 4) Xin chào . 안녕하세요 . |Annyeong-haseyo|
- 5) Tạm biệt (Khi bạn đóng vai trò là khách chào ra về) . 안녕히 계세요 . |Annyong-hi gyeseyo| .
- 6) Tạm biệt (Khi bạn là chủ nhà, chào khách) . 안녕히 가세요 . |Annyeong-hi gaseyo|
- 7) Chào mừng, chào đón . 어서 오세요 . |Eoseo oseyo|
- 8) Cảm ơn . 고맙습니다.(감사합니다.) . |Gomapseumnida. (Gamsahamnida.)|
- 9) Chào mừng ngài, chào đón ngài . 천만에요 . |Cheonmaneyo|
- 10) Xin lỗi . 미안합니다.(죄송합니다.) . |Mianhamnida. (Joesong-hamnida.)|
- 11) Tốt rồi . 괜찮습니다.(괜찮아요.) . |Gwaenchansseumnida.|
- 12) Xin lỗi khi làm phiền ai (hỏi giờ, hỏi đường) . 실례합니다 . |Sillyehamnida|
Để học tiếng Hàn tốt, đặc biệt là đối với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thì học bảng chữ cái chính là yêu cầu bắt buộc đối với những bạn học tiếng Hàn cơ bản nhập môn. Hãy chăm chỉ học các quy tắc và ghi nhớ các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Hàn, hãy kiên trì và đừng bao giờ bỏ cuộc khi mới tiếp xúc với ngôn ngữ mới.
Chúc các bạn học tốt!